Bảo Trì Thang Máy – Chinh phục thách thức của thời gian để tìm ra những giá trị cốt lõi.
Thời gian là kẻ thống trị của sức mạnh vũ trụ, nó bất khả chiến bại với mọi kẻ thách thức. Nhưng cũng chính điều này tạo nên một giá trị cốt lõi… “giá trị của thời gian”. Con người không thể chế ra sản phẩm có thể mãi mãi vững bền theo thời gian. Nhưng lại có cách để bảo tồn kéo dài tuổi thọ sử dụng chúng.
Để có thể kiểm tra, bảo trì một cây thang máy tối ưu ta phải có một quy trình kiểm tra rõ ràng và chuyên nghiệp.
Quy trình bảo trì thang máy tiêu chuẩn.
1. Xây dựng kế hoạch bảo trì thang máy với khách hàng
Để hướng tới chất lượng dịch vụ khách hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Thang máy Việt Nam phải tập trung đầu tư và xây dựng quy trình quản lý dịch vụ bảo trì thang máy. Dựa trên nền tảng công nghệ thông tin quy trình chất lượng sẽ được nâng cao. Với việc ứng dụng phần mềm Quản trị thông tin khách hàng HCRM. Tất cả các khách hàng đều được cấp tài khoản truy cập vào hệ thống để theo dõi các thông tin về sản phẩm và dịch vụ mà mình đang sử dụng. Cập nhật liên tục ưu đãi và chương trình khuyến mại đang được triển khai.
Đặc biệt là nhật ký về thời gian thực hiện công việc bảo trì thang máy định kỳ được thực hiện căn cứ vào hợp đồng dịch vụ được ký kết với khách hàng. Phần mềm sẽ tự động truy suất thông tin, các nhân viên Trung tâm dịch vụ khách hàng sẽ gửi thông báo tới khách hàng và thiết lập lịch hẹn bảo trì trước 1 ngày để khách hàng thu xếp công việc.
2. Nhập thông tin về tình trạng hoạt động của thang máy
– Sau khi thiết lập lịch hẹn bảo trì thang máy với khách hàng, các chuyên viên kỹ thuật sẽ tới công trình đúng địa điểm và thời gian.
– Việc làm đầu tiên của các chuyên viên kỹ thuật bảo trì thang máy là phải xuất trình giấy tờ và thẻ nhân viên để chứng minh chuyên viên kỹ thuật của chính hãng thang máy Việt Nam. Chúng tôi cũng xin Quý khách hết sức lưu ý, tuyệt đối không cho bất kỳ đối tượng nào vào khu vực thang máy. Người muốn tiếp cận khu vực này phải chứng minh được là chuyên viên kỹ thuật của công ty để tránh trường hợp các đối tượng có mục đích xấu vào phá hoại.
– Các chuyên viên kỹ thuật tiến hành lấy thông tin trực tiếp từ khách hàng về tình hình của sản phẩm như:
- Thời gian vừa qua thang máy có hoạt động Ổn định không?
- Nếu thang máy có sự cố hoặc lỗi thì hiện tượng đó xảy ra thường xuyên? Biểu hiện của những lần xảy ra sự cố hoặc lỗi đó như thế nào?
Căn cứ vào các thông tin mà khách hàng cung cấp, các chuyên viên kỹ thuật bảo trì thang máy sẽ có các phương án xử lý phù hợp.
3. Triển khai các hoạt động bảo trì thang máy tại công trình.
3.1 Các yêu cầu bắt buộc về an toàn trong công tác bảo trì – sửa chữa thang máy.
a. An toàn lao động đối với chuyên viên kỹ thuật.
– Bảo hộ lao động khi thực hiện bảo trì thang máy (găng tay, mũ bảo hộ, giầy bảo hộ, quần áo bảo hộ, dây đai an toàn…)
b. An toàn cho người sử dụng
Các biện pháp an toàn được chuyên viên kỹ thuật triển khai để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và cho chính chuyên viên kỹ thuật trong quá trình thực hiện công tác bảo trì thang máy:
- Treo thông báo tại các của tầng
- Đặt biển cảnh báo hoặc hệ thống rào chắn tại các khu vực hành lang để thông báo tình trạng thang máy ngừng hoạt động
- Kiểm tra và khóa cửa tầng thang máy
3.2 Kiểm tra tổng thể:
Sau khi đảm bảo các điều kiện an toàn bắt buộc, chuyên viên kỹ thuật thực hiện kiểm tra tổng thể bằng việc trực tiếp sử dụng thang máy để phát hiện và đánh giá hiện trạng hoạt động của thang máy kết hợp với thông tin khách hàng cung cấp.
– Kiểm tra độ rung, lắc của thang
– Chạy cả hành trình thang nhiều lượt, tối thiểu phải được 3 lượt xem thang có tiếng kêu bất thường nào không
– Kiểm tra độ bằng tầng của thang
– Kiểm tra bộ cảm biến cửa cabin
– Kiểm tra đèn chiếu sáng trong cabin
– Kiểm tra chuông dừng tầng
– Kiểm tra tình trạng đóng mở của thang ở các tầng
– Kiểm tra độ chắc chắn của tay vịn
3.3 Kiểm tra, vệ sinh các thiết bị trên phòng máy
– Kiểm tra tủ điện
- Kiểm tra và xiết chặt các đầu dây điện áp nguồn vào, các thiết bị đóng cắt nguồn điện. như aptomat, cầu dao, cắt thiết bị điện lấy đồng hồ đo đầu vào và đầu ra để kiểm tra xem có bị dính tiếp điểm hay không.
- Kiểm tra các thiết bị điện trong tủ điều khiển; át to mát, công tắc tơ, rơ le,đèn, quạt.
- Vệ sinh tủ điều khiển.
– Kiểm tra bộ cứu hộ khi thang máy mất điện lưới (Hệ thống cứu hộ tự động ARD).
– Kiểm tra động cơ.
- Kiểm tra phanh
- Kiểm tra dầu hộp số
- Kiểm tra puly và cáp thép
- Các kiểm tra khác: Kiểm tra độ chặt của ốc bắt chân máy, ốc bắt chassi; Kiểm tra cao su giảm chấn bệ máy,…
- Vệ sinh động cơ
– Vệ sinh sàn phòng máy
3.3 Bảo trì và vệ sinh các thiết bị trong hố giếng thang.
– Kiểm tra, bảo dưỡng công tắc hành trình trên.
– Kiểm tra cáp thép.
– Kiểm tra puly đầu cabin và đối trọng.
– Kiểm tra hộp dầu rail cabin và đối trọng.
– Kiểm tra shoe cabin và đối trọng.
– Kiểm tra bảo dưỡng quạt thông gió.
– Kiểm tra và bảo dưỡng bộ truyền cửa cabin.
– Kiểm tra và bảo dưỡng cửa tầng.
- Bộ truyền động cửa tầng.
- Kiểm tra công tắc cửa tầng.
- Kiểm tra cánh cửa
3.4 Kiểm tra chức năng và vệ sinh hố PIT
– Kiểm tra bảng điện đáy hố
– Kiểm tra công tắc hành trình dưới
– Kiểm tra độ cao su giảm chấn
Các thông số kỹ thuật được đo đạc chính xác
– Kiểm tra đối trọng Govenor
– Kiểm tra switch quá tải, switch thắng cơ.
– Kiểm tra thắng cơ.
– Kiểm tra xích bù tải (nếu có).
– Quét dọn và vệ sinh hố PIT.
3.5 Kiểm tra bảo dưỡng ngoài cửa tầng.
– Kiểm tra mặt hiển thị tầng
– Vệ sinh ngoài cửa tầng
– Kiểm tra vệ sinh điện thoại
3.6 Kiểm tra trong cabin.
– Kiểm tra hộp button cabin
– Vệ sinh trong cabin
3.7 Nghiệm thu tổng thể thang máy cùng khách hàng, đưa thang máy về trạng thái hoạt động bình thường, bàn giao công trình.
Sau khi hoàn thành các hoạt động bảo trì thang máy tại công trình, chuyên viên kỹ thuật sẽ mời chủ nhà, chủ đầu tư hoặc người được giao nhiệm vụ quản lý thang máy cùng tham gia nghiệm thu kết quả bằng việc đi thang máy để kiểm tra. Với các thiết bị được sửa chữa và thay thế sẽ được chuyên viên kỹ thuật liệt kê chi tiết để khách hàng quan sát. Nếu thang máy không có vấn đề nào nữa sẽ tiến hành bàn giao sản phẩm.